Tọa đàm: Vai trò của đại học trong việc đào tạo về công nghiệp văn hóa và sáng tạo

Cập nhật lúc 2023-04-11 19:52:34

Sáng ngày 30/3/2023, tổ bộ môn Công nghiệp văn hóa sáng tạo của Khoa Các khoa học liên ngành (CKHLN) trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức tọa đàm "Vai trò của đại học trong việc đào tạo về công nghiệp văn hóa và sáng tạo, do GS. Justin O'Connor - Giáo sư Kinh tế văn hóa, Đại học Nam Úc trình bày với sự điều phối của PGS.TS Phạm Quỳnh Phương - Tổ trưởng tô bộ môn Công nghiệp văn hóa và sáng tạo.

Thế giới hiện đang trải qua nhiều cuộc khủng hoảng. Hệ thống chính trị và kinh tế xã hội được thiết lập từ những năm 1980 – thị trường phi điều tiết, nhà nước nhỏ, toàn cầu hóa – đã chết trên thực tế. Không có hệ thống mới mẻ rõ ràng nào sắp sửa xuất hiện. Chúng ta đang ở trong một giai đoạn đứt quãng. Khung chính sách văn hóa toàn cầu mà chúng ta đang có hiện nay - bị chi phối bởi ý tưởng về 'nền kinh tế sáng tạo' - được thiết lập trong cùng thời kỳ đó nhưng nó lại không ghi nhận rằng thế giới này đã thay đổi. Trên thực tế, nó vẫn đang hoạt động theo hệ thống cũ. Trong bài nói chuyện này, tôi lập luận rằng bộ ba nổi tiếng “ngành công nghiệp sáng tạo, tầng lớp sáng tạo, thành phố sáng tạo” trên thực tế đã “cạn nguồn” và chúng ta cần phải nghĩ khác đi. Nếu văn hóa không phải là một ngành công nghiệp thì nó là gì? Điều này rất quan trọng đối với các tổ chức giáo dục, những người đóng vai trò cốt yếu trong chính sách văn hóa. Trong thực tế, các phạm trù này có sự trùng lặp ở một mức độ đáng kể. Cụ thể hơn, làm thế nào để chúng ta đào tạo các chuyên gia văn hóa – nghệ sĩ, nhà sáng tạo, trung gian văn hóa, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, nhà quy hoạch thành phố, v.v. – cho thế giới mới này? Tôi muốn dựa những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình giảng dạy lĩnh vực này, xuyên suốt qua các chương trình Thạc sĩ Văn hóa Đô thị Châu Âu (Anh, Bỉ, Phần Lan, Hà Lan) 1996-2006 (Manchester), Thạc sĩ Văn hóa, Sáng tạo và Doanh nghiệp (Leeds), Thạc sĩ Văn hóa, Sáng tạo và Doanh nghiệp (Leeds), Thạc sĩ Công nghiệp Sáng tạo (Queensland, 2008-2010) và Thạc sĩ Công nghiệp Văn hóa và Sáng tạo 2014-2018 ( Melbourne). Tôi sẽ đưa ra gợi mở rằng bất kỳ chương trình đào tạo nào cũng cần kết hợp cách tiếp cận phối hợp giữa chuyên ngành sáng tạo, lịch sử và chính sách văn hóa cũng như cách tiếp cận phân tích phê bình các ngành công nghiệp văn hóa hiện có. Nhưng hơn tất thảy, những người tham gia vào lĩnh vực này được yêu cầu phải có một ý thức mới về mục đích và ý nghĩa, về sự đóng góp của họ cho phúc lợi xã hội và mở ra một tương lai vượt ra ngoài sự bất định của hiện tại.

------------------------------------------

GS. Justin O’Connor là Giáo sư Kinh tế văn hóa, Đại học Nam Úc. Từ năm 2012-2018, ông là Giáo sư Truyền thông và Kinh tế văn hóa tại Đại học Monash, Úc. Từ năm 2012-2018, ông là thành viên của Cơ quan Chuyên gia của UNESCO, hỗ trợ Công ước 2005 về Bảo vệ và Thúc đẩy sự đa dạng văn hóa. Justin đã đưa ra các báo cáo chính sách về ngành Sáng tạo cho Chính phủ Liên bang Úc và cho Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc (DEFAT) về Ngành Công nghiệp Sáng tạo và Quyền lực mềm. Trước đây, ông đã hỗ trợ thành lập Dịch vụ Phát triển Công nghiệp Sáng tạo (CIDS) của Manchester và đã tư vấn cho các thành phố ở Châu Âu, Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc.

GS. Justin O’Connor là tác giả của bài báo mang tính nền tảng “Sau các ngành công nghiệp sáng tạo: Tại sao chúng ta cần một nền kinh tế văn hóa” (2016) và là đồng biên tập cuốn sách của Nxb. Routledge Companion to the Cultural Industries (cùng với Kate Oakley, 2015). Ông đã đồng biên tập công trình Công nghiệp văn hóa ở Thượng Hải: Chính sách và Quy hoạch bên trong Thành phố Toàn cầu (2018, Nxb Intellect), Tưởng tượng lại các Thành phố Sáng tạo ở Châu Á (2020, Nxb. Palgrave) và là tác giả của nhiều công trình khác liên quan đến công nghiệp văn hóa và sáng tạo.

Trân trọng kính mời toàn thể quý vị quan tâm đăng ký tham gia buổi tọa đàm trực tiếp tại Khoa Các khoa học liên ngành hoặc trực tuyến. Thông tin chi tiết xin liên hệ: TS. Lư Thị Thanh Lê - Điều phối sự kiện, email: thanhle0512@gmail.com.

You are cordially invited to register to attend the seminar "The role of universities in teaching about cultural and creative industries". The seminar is organized by The School of Interdisciplinary Studies, Vietnam National University, Hanoi.

⏰Time: 9:00-11:30 am, Friday, April 7, 2023

?Location: Room 403, G7 building, School of Interdisciplinary Studies, Vietnam National University, Hanoi, 144 Xuan Thuy Street, Cau Giay, Hanoi, & online via Zoom.

?Speaker: Prof. Justin O'Connor, University of South Australia.

?Chair: Assoc.Prof.Dr. Pham Quynh Phuong - Head of the Department of Cultural and Creative Industries, Faculty of Interdisciplinary Sciences, Vietnam National University, Hanoi.

Justin O’Connor is Professor of Cultural Economy, University of South Australia. From 2012-2018 he was Professor of Communications and Cultural Economy at Monash University. Between 2012-18 he was part of the UNESCO ‘Expert Facility’, supporting the 2005 Convention on the Protection and Promotion of Cultural Diversity.

Justin has produced Creative industry policy reports for the Australia Federal Government, and for the Department of Foreign Affairs and Trade (DEFAT) on Creative Industries and Soft Power.

Previously he helped set up Manchester’s Creative Industries Development Service (CIDS) and has advised cities in Europe, Russia, Korea and China.

Justin is the author of the 2016 Platform Paper After the Creative Industries: Why we need a Cultural Economy and co-editor (with Kate Oakley) of the 2015 Routledge Companion to the Cultural

Industries. He has co-edited Cultural Industries in Shanghai: Policy and Planning inside a Global City, (2018, Intellect), Re-Imagining Creative Cities in Asia (2020, Palgrave). He is the author of many other works related to the cultural and creative industries.

We cordially invite all of you who are interested to register to attend the seminar using this form. For more information, please contact: Dr. Lu Thi Thanh Le - Event coordinator, email: thanhle0512@gmail.com.

Đăng ký tham gia tọa đàm tại/Join the meeting https://forms.gle/KKfos2KhTu4h2H6i9

CÁC TIN KHÁC