Tuyển sinh Thạc sĩ Di sản học

Cập nhật lúc 2023-05-05 02:47:31

THÔNG TIN TUYỂN SINH THẠC SĨ DI SẢN HỌC

TẢI MẪU PHIẾU DỰ TUYỂN VÀ NỘP TRỰC TUYẾN TẠI ĐÂY

PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN

  • Xét tuyển thẳng (dựa trên hồ sơ của thí sinh): đối với thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy loại Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các 5 CTĐT của ĐHQGHN có trong Danh mục các ngành phù hợp xét tuyển thẳng.
  • Xét tuyển (bao gồm đánh giá hồ sơ thí sinh và phỏng vấn thí sinh): đối với các thí sinh khác.

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH
1) Những thí sinh có bằng đại học thuộc danh mục các nhóm ngành, ngành trong nhóm 1 và nhóm 2 được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. 

2) Những thí sinh có bằng đại học thuộc danh mục nhóm ngành, ngành trong nhóm 3, 4, 5 và 6 thì phải có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo tồn, lịch sử, khảo cổ, xã hội và nhân học, văn hóa, địa chất, giáo dục, nghệ thuật, báo chí truyền thông, văn thư – lưu trữ – bảo tàng, quản lý, công nghệ thông tin, kiến trúc & quy hoạch và du lịch. 

Danh mục các nhóm ngành, ngành và điều kiện học bổ sung kiến thức

Nhóm 1 gồm các nhóm ngành sau:

  • Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam
  • Tôn giáo học
  • Ngôn ngữ học
  • Văn hóa học
  • Quản lí văn hóa
  • Xã hội học và nhân học
  • Khu vực học  
  • Bảo tàng học

Học bổ sung kiến thức với chương trình gồm 3 học phần (8 tín chỉ): Địa lý Việt Nam, Môi trường và phát triển, Kinh tế phát triển.

Nhóm 2 gồm các ngành, nhóm ngành sau:  

  • Địa chất học
  • Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị

Học bổ sung kiến thức với chương trình gồm 4 học phần (12 tín chỉ): Lịch sử Việt Nam đại cương, Xã hội học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Kinh tế phát triển.

Nhóm 3 gồm cá ngành, nhóm ngành sau: 

  • Kinh tế
  • Kinh tế phát triển
  • Kinh tế đầu tư

Học bổ sung kiến thưc với chương trình gồm 05 học phần (14 tín chỉ): Lịch sử Việt Nam đại cương, Xã hội học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Địa lý Việt Nam, Môi trường và phát triển.

Nhóm 4 gồm cac ngành, nhóm ngành sau: 

  • Sư phạm ngữ văn
  • Sư phạm lịch sử
  • Sư phạm địa lý
  • Sư phạm âm nhạc
  • Sư phạm mỹ thuật
  • Mỹ thuật
  • Nghệ thuật trình diễn
  • Nghệ thuật nghe nhìn
  • Mỹ thuật ứng dụng
  • Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài
  • Lịch sử 
  • Văn học
  • Địa lý học 
  • Báo chí, truyền thông
  • Lưu trữ học
  • Du lịch 

Học bổ sung kiến thức với chương trình gồm 4 học phần (11 tín chỉ): Lịch sử Việt Nam đại cương, Xã hội học đại cương, Địa lý Việt Nam, Môi trường và phát triển.

Nhóm 5 gồm các ngành, nhóm ngành sau: 

  • Công nghệ thông tin
  • Kiến trúc
  • Kiến trúc cảnh quan
  • Kiến trúc đô thị
  • Quy hoạch vùng và đô thị
  • Quản lý đô thị và công trình
  • Đô thị học

Học bổ sung kiến thức với chương trình gồm 5 học phần (15 tín chỉ): Lịch sử Việt Nam đại cương, Xã hội học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Địa lý Việt Nam, Môi trường và phát triển.

Nhóm 6 gồm các ngành, nhóm ngành sau: 

  • Khoa học giáo dục
  • Đào tạo giáo viên
  • Quản lý nhà nước
  • Thông tin-thư viện
  • Khoa học quản lý
  • Quản lý công
  • Hệ thống thông tin quản lý
  • Quản lý dự án
  • Luật
  • Khoa học trái đất (trừ 7440201)    
  • Khoa học môi trường
  • Công nghệ kỹ thuật kiến trúc
  • Kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa
  • Quản lý xây dựng
  • Công tác xã hội
  • Quản lý tài nguyên và môi trường

 

Học bổ sung kiến thức với chương trình gồm 6 học phần (17 tín chỉ): Lịch sử Việt Nam đại cương, Xã hội học đại cương, Cơ sở văn hóa Việt Nam, Địa lý Việt Nam, Môi trường và phát triển, Kinh tế phát triển.

VỀ NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ

Thí sinh có năng lực ngoại ngữ (một trong các ngoại ngữ: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc) từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

*Chú ý: Bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải nộp kèm theo văn bản công nhận văn bằng của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và đào tạo.

Ứng viên đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ của chương trình dự tuyển được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài phù hợp với yêu cầu của CTĐT thạc sĩ;

- Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;

- Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của CTĐT thạc sĩ đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và được ĐHQGHN công nhận (Phụ lục 3 và Phụ lục 4), còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển.


KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ DI SẢN HỌC XEM TẠI ĐÂY

THÔNG BÁO TUYỂN SINH THẠC SĨ NĂM 2023 XEM TẠI ĐÂY

CÁC TIN KHÁC