Chương trình đào tạo Thạc sĩ Di sản học

Cập nhật lúc 2023-02-15 17:00:00

Di sản học là một lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng có tính liên ngành cao, đòi hỏi sự tham gia và phối hợp của nhiều ngành trong khối Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tự nhiên và Công nghệ, Kiến trúc và Quy hoạch, Quản lí - Kinh tế - Luật, sinh thái cảnh quan, địa chất và môi trường, công nghiệp sáng tạo. Chương trình thạc sĩ Di sản học gắn kiến thức chuyên sâu của ngành với việc nhận diện, bảo vệ cảnh quan, không gian, hiện vật, địa điểm, biểu đạt văn hóa tồn tại xung quanh đời sống con người và là một phần của xã hội, tộc người, đất nước. Chương trình nhấn mạnh sự tôn trọng chủ thể di sản và sự đa dạng di sản của các cộng đồng dân tộc. Theo đó, cách tiếp cận của chương trình đào tạo là: Gìn giữ, bảo vệ và phát huy các giá trị di sản cho hiện tại và tương lai bằng tiếp cận liên ngành để phát triển bền vững.

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình thạc sĩ di sản học định hướng nghiên cứu nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ công tác nghiên cứu, bảo vệ, phát huy giá trị di sản. Chương trình đào tạo trang bị cho học viên kiến thức cập nhật và nâng cao về di sản để có thể nhận diện, tổ chức và tham gia giải quyết các vấn đề về di sản trong thực tiễn với tư duy và cách tiếp cận liên ngành.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

Cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc về di sản có:

O1. Kiến thức chuyên môn vững chắc và tư duy liên ngành trong nghiên cứu, bảo vệ và phát huy di sản;

O2. Khả năng điều phối các hoạt động về di sản, biết vận dụng tri thức trong lĩnh vực di sản và ứng dụng di sản trong phát triển, và tham gia tư vấn, hoạch định chính sách về di sản;

O3. Khả năng hợp tác với các bên liên quan, cộng đồng trong thực tiễn bảo vệ di sản, đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh của quốc gia và quốc tế.

KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

 

STT

Mã học phần

Tên học phần

Số TC

Số giờ tín chỉ

HP tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

I

Khối kiến thức chung

8

 

 

 

 

1

PHI5001

Triết học

Philosophy

3

45

0

0

 

2

 

Ngoại ngữ B2 (SĐH)

English for General Purpose

5

25

50

0

 

 

ENG5001

Tiếng Anh B2 (SĐH)

 

 

 

 

 

 

RUS5001

Tiếng Nga B2 (SĐH)

 

 

 

 

 

 

CHI5001

Tiếng Trung Quốc B2 (SĐH)

 

 

 

 

 

 

FRE5001

Tiếng Pháp B2 (SĐH)

 

 

 

 

 

 

WES5001

Tiếng Đức B2 (SĐH)

 

 

 

 

 

 

OLC5001

Tiếng Nhật B2 (SĐH)

 

 

 

 

 

 

KOR5001

Tiếng Hàn Quốc B2 (SĐH)

 

 

 

 

 

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

33

 

 

 

 

II.1

Các học phần bắt buộc

18

 

 

 

 

3

HES6001

Nhập môn di sản học

Introduction to Heritage Studies

3

30

15

0

 

4

HES6002

Nhận diện loại hình, đánh giá giá trị di sản trong bối cảnh hiện đại

Heritage Identificationand Evaluation in the Context of Modernization

3

30

15

0

 

5

HES6003

Công ước, chính sách và quản trị tài nguyên di sản

Heritage Conventions, Policies and the Governance of Heritage Resources

3

30

15

0

 

6

HES6004

Khảo cổ học và di sản

Archeology and Heritage

3

30

15

0

 

7

HES6005

Nghiên cứu văn hóa và di sản

Cultural Studies and Heritage

3

30

15

0

 

8

HES6007

Di sản số và nhân văn số

Digital            Heritage        and Digital Humanities

3

25

20

0

 

II.2

Các học phần tự chọn

15/39

 

 

 

 

9

HES6006

Di sản học về thiên nhiên và cảnh quan

Heritage  Studies  of  Nature  and Landscape

3

30

15

0

 

10

HES6009

Lượng giá kinh tế về di sản

Economic Valuation of Heritage

3

30

15

0

 

11

HES6008

Bảo tồn và phát triển di sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Heritage Safeguarding and Development in the Context of Climate Change

3

30

15

0

 

12

SIS6001

Nhập môn khoa học bền vững

Introduction   to Sustainability Science

3

30

15

0

 

13

HES6010

Quản lý và bảo vệ di sản dựa vào cộng đồng

Community-based Heritage Management and Safeguarding

3

30

15

0

 

14

HES6011

Truyền thông di sản

Heritage Communication

3

30

15

0

 

15

HES6012

Giáo dục di sản

Heritage Education

3

30

15

0

 

16

HES6013

Du lịch di sản và phát triển bền vững

Heritage Tourism and Sustainable Development

3

30

15

0

 

17

HES6014

Bảo tồn di sản đô thị

Urban Heritage Protection

3

30

15

0

 

18

HES6015

Bảo tồn di sản kiến trúc

Architecture Heritage Protection

3

30

15

0

 

19

HES6016

Di sản nghệ thuật Việt Nam

Art Heritage in Vietnam

3

30

15

0

 

20

HES6017

Di sản ngôn ngữ và văn tự Việt Nam

Language and Literary Heritage in Vietnam

3

30

15

0

 

21

HES6018

Di sản  tín ngưỡng và tôn giáo

Belief and Religious Heritage

3

30

15

0

 

22

SIS 6002

Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Methods in Interdisciplinary Research

3

25

20

0

 

III

Nghiên cứu khoa học

 

 

 

 

 

III.1

Chuyên đề nghiên cứu khoa học

12

 

 

 

 

23

SIS6201

Tổng quan tài liệu

Literature Review

3

30

15

0

 

24

SIS6202

Thiết kế nghiên cứu

Research Design

3

20

25

0

 

25

SIS6203

Thực địa liên ngành

Interdisciplinary Fieldwork

3

10

35

0

 

26

SIS6003

Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu

Data Collection, Processing and Analysis

3

20

25

0

 

III.2

Học phần tốt nghiệp

12

 

 

 

 

27

SIS7204

Luận văn tốt nghiệp

Graduation Thesis

 

12

 

 

 

 

Tổng cộng

65

 

 

 

 

                     

Lưu ý: Một tín chỉ được tính tương đương 50 giờ học tập định mức của người học, bao gồm cả thời gian dự giờ giảng, giờ học có hướng dẫn, tự học, nghiên cứu, trải nghiệm và dự kiểm tra, đánh giá; đối với hoạt động dạy trên lớp, một tín chỉ yêu cầu thực hiện tối thiểu 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành, thí nghiệm, thảo luận trong đó một giờ trên lớp được tính bằng 50 phút.

(1): Lí thuyết

(2): Thực hành, Thí nghiệm, Thảo luận

(3): Thực tập, Nghiên cứu, Tự học có kiểm tra đánh giá.

 

THÔNG TIN TUYỂN SINH
  • Xét tuyển thẳng (dựa trên hồ sơ của thí sinh): đối với thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy loại Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các 5 CTĐT của ĐHQGHN có trong Danh mục các ngành phù hợp xét tuyển thẳng.

  • Xét tuyển (bao gồm đánh giá hồ sơ thí sinh và phỏng vấn thí sinh): đối với các thí sinh khác.

ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH

Nhóm 1: Nhóm thí sinh được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp và không phải học các học phần bổ sung, bao gồm các thí sinh tốt nghiệp ngành Quản trị tài nguyên di sản (Mã ngành đào tạo thí điểm).

Nhóm 2: Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành, nhóm ngành 72201 – Ngôn ngữ, văn học và văn hóa Việt Nam, 7229009 – Tôn giáo học, 7229020 – Ngôn ngữ học, 7229040 – Văn hóa học, 7229042 – Quản lí văn hóa, 73103 – Xã hội học và Nhân học, 73106 – Khu vực học, 7320305 – Bảo tàng học, được dự thi sau khi học bổ sung kiến thức gồm 03 học phần (08 tín chỉ):

 

TT

Tên học phần

Số tín

chỉ

Đơn vị tổ chức giảng dạy

1

Di sản và các loại hình di sản Việt Nam

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

2

Môi trường và phát triển

2

 Khoa Các khoa học liên ngành

3

Kinh tế phát triển

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

Tổng

08

 

Nhóm 3: Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành, nhóm ngành: 7310101 – Kinh tế, 7310105 – Kinh tế phát triển, 7310104 – Kinh tế đầu tư, Quản trị thương hiệu  (Mã ngành đào tạo thí điểm), Quản lí giải trí và sự kiện (Mã ngành đào tạo thí điểm) được dự thi sau khi học bổ sung kiến thức gồm 05 học phần (13 tín chỉ):

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

Đơn vị tổ chức giảng dạy

1

Di sản và các loại hình di sản Việt Nam

3

Khoa Các khoa học liên ngành

2

Cơ sở văn hoá Việt Nam

3

Khoa Các khoa học liên ngành

3

Lịch sử Việt Nam đại cương

3

Khoa Các khoa học liên ngành

4

Xã hội học đại cương

2

Khoa Các khoa học liên ngành

5

Môi trường và phát triển

2

Khoa Các khoa học liên ngành

Tổng

13

 

Nhóm 4. Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành, nhóm ngành: 7140217 – Sư phạm ngữ văn, 7140218 – Sư phạm Lịch sử, 7140219 – Sư phạm Địa lí, 7140221 – Sư phạm Âm nhạc, 7140222 – Sư phạm Mỹ thuật, 72101 – Mỹ thuật , 72102 – Nghệ thuật trình diễn, 72103 – Nghệ thuật nghe nhìn, 72104 – Mỹ thuật ứng dụng, 72202 – Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài, 7229010 – Lịch sử, 7229030 – Văn học, 73105 – Địa lí học, 73201 – Báo chí, truyền thông, 7320303 – Lưu trữ học, 78101 – Du lịch, Thiết kế sáng tạo (Mã ngành đào tạo thí điểm), được dự thi sau khi học bổ sung kiến thức gồm 04 học phần (11 tín chỉ):

TT

Tên học phần

Số

tín chỉ

Đơn vị tổ chức

1

Lịch sử Việt Nam đại cương

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

2

Di sản và các loại hình di sản Việt Nam

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

3

Môi trường và phát triển

2

 Khoa Các khoa học liên ngành

4

Kinh tế phát triển

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

 

Tổng

11

 

Nhóm 5. Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành, nhóm ngành: 7480201 –Công nghệ thông tin, 7580101 – Kiến trúc, 7580102 – Kiến trúc cảnh quan, 7580104 – Kiến trúc đô thị, 7580105 – Quy hoạch vùng và đô thị, 7580106 – Quản lí đô thị và công trình, 7580112 – Đô thị học, 7580111 – Bảo tồn di sản kiến trúc đô thị, Quản trị đô thị thông minh và bền vững (Mã ngành đào tạo thí điểm), được dự thi sau khi học bổ sung kiến thức gồm 05 học phần (14 tín chỉ).

 

TT

Tên học phần

Số

tín chỉ

Đơn vị tổ chức

1

 Lịch sử Việt Nam đại cương

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

2

 Xã hội học đại cương

2

 Khoa Các khoa học liên ngành

3

 Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

4

 Di sản và các loại hình di sản Việt Nam

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

5

 Kinh tế phát triển

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

Tổng

14

 

Nhóm 6. Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành, nhóm ngành: 71401 – Khoa học giáo dục, 71402 – Đào tạo giáo viên (trừ 7140217, 7140218, 7140209, 7140221, 7140222), 7310205 – Quản lý nhà nước, 73202 – Thông tin-thư viện, 73403 – Kế toán-kiểm toán, 7340401 – Khoa học quản lý, 7340403 – Quản lý công, 7340405 – Hệ thống thông tin quản lý, 7340409 – Quản lý dự án, 73801 – Luật, 74402 – Khoa học trái đất (trừ 7440201), 74403 – Khoa học môi trường, 7510101 – Công nghệ kĩ thuật kiến trúc, 75205 – Kĩ thuật địa chất, địa vật lí và trắc địa, 75803 – Quản lí xây dựng, 7760101 – Công tác xã hội, 78501 – Quản lí tài nguyên và môi trường được dự thi sau khi học bổ sung kiến thức gồm 06 học phần (16 tín chỉ):

TT

Tên học phần

Số

tín chỉ

Đơn vị tổ chức

1

 Lịch sử Việt Nam đại cương

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

2

 Xã hội học đại cương

2

 Khoa Các khoa học liên ngành

3

 Cơ sở văn hóa Việt Nam

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

4

 Di sản và các loại hình di sản Việt Nam

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

5

 Kinh tế phát triển

3

 Khoa Các khoa học liên ngành

6

 Môi trường và phát triển

2

 Khoa Các khoa học liên ngành

Tổng

16

 

Trường hợp trong bảng điểm ở bậc đại học của thí sinh có học phần trùng với các học phần bổ sung kiến thức thì sẽ được xem xét để miễn học bổ sung học phần đó.

 

CÁC TIN KHÁC