Chương trình đào tạo Thạc sĩ Biến đổi khí hậu

Cập nhật lúc 2023-02-15 17:00:00

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là lĩnh vực học thuật có tính liên ngành cao và nội dung hàm chứa kiến thức tổng hợp của nhiều ngành thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Chương trình Thạc sĩ Biến đổi Khí hậu là chương trình đào tạo thạc sĩ trong lĩnh vực này lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam từ năm 2011. 

MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Chương trình đào tạo thạc sĩ Biến đổi khí hậu định hướng nghiên cứu được thiết kế và tổ chức đào tạo nhằm cung cấp cho người học kiến thức thực tiễn và nâng cao về khoa học biến đổi khí hậu; trang bị cho người học năng lực làm việc với tư duy liên ngành, có khả năng sử dụng thành thạo các công cụ trong ứng phó với biến đổi khí hậu; góp phần hiện thực hóa các mục tiêu phát triển bền vững và có trách nhiệm xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa.

MỤC TIÊU CỤ THỂ

Chương trình đào tạo Thạc sĩ Biến đổi khí hậu định hướng nghiên cứu nhằm:
O1. Trang bị kiến thức ứng dụng, thực tiễn và nâng cao về biến đổi khí hậu;
O2. Phát triển tư duy và cách tiếp cận liên ngành trong phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề và đề xuất giải pháp mang tính bền vững để giải quyết bài toán về biến đổi khí hậu;
O3. Trang bị cho người học kiến thức và công cụ đánh giá biến đổi khí hậu, đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu cũng như các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;
O4. Bồi dưỡng đạo đức và trách nhiệm xã hội trong công tác chuyên môn về biến đổi khí hậu và khả năng phát triển nghề nghiệp trước sự thay đổi để đảm bảo sự thích nghi, phù hợp trong môi trường làm việc đa dạng, liên ngành, đa văn hóa và đa quốc gia.

HỌC VIÊN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
  • Là những cá nhân đang làm việc tại các sở, ban, ngành, tại các địa phương chịu nhận nhiều ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp BĐKH
  • Là những người đang làm việc tại các doanh nghiệp liên quan đến BĐKH
  • Là những cán bộ, chuyên gia đang làm việc tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và khu du lịch sinh thái tại địa phương
  • Là những cá nhân đang làm việc tại các tổ chức phi chính phủ, đặc biệt là những tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát triển, sinh kế, cộng động có liên quan tới BĐKH và phát triển bền vững
  • Là những người đang làm việc tại các cơ quan thông tấn, báo chí và truyền thông
  • Là các cá nhân có nhu cầu và quan tâm đến các vấn đề toàn cầu như BĐKH, phát triển bền vững
KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

TT

Mã học phần

Tên học phần

Số TC

Giờ tín chỉ

HP tiên quyết

Lý thuyết

Thực hành

Tự học

I

Khối kiến thức chung

8

 

 

 

 

1

PHI 5001

Triết học

Philosophy

3

45

0

0

 

2

 

Ngoại ngữ B2 (SĐH)

Foreign Language B2 Level

5

25

50

0

 

 

ENG5001

Tiếng Anh B2 (SĐH)

5

 

 

 

 

 

RUS5001

Tiếng Nga B2 (SĐH)

5

 

 

 

 

 

CHI5001

Tiếng Trung Quốc B2 (SĐH)

5

 

 

 

 

 

FRE5001

Tiếng Pháp B2 (SĐH)

5

 

 

 

 

 

WES5001

Tiếng Đức B2 (SĐH)

5

 

 

 

 

 

OLC5001

Tiếng Nhật B2 (SĐH)

5

 

 

 

 

 

KOR5001

Tiếng Hàn Quốc B2 (SĐH)

5

 

 

 

 

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

33

 

 

 

 

II.1

Các học phần bắt buộc

24

 

 

 

 

3

CLI6001

Cơ sở biến đổi khí hậu I

Fundamentals of Climate Change I

3

30

15

0

 

4

CLI6002

Cơ sở biến đổi khí hậu II

Fundamentals of Climate Change II

3

30

15

0

 

5

CLI6003

Đánh giá biến đổi khí hậu

Climate Change Assessment

3

30

15

0

 

6

CLI6004

Đánh giá tác động và tính dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu

Impact and vulnerability assessment of Climate Change

3

25

20

0

 

7

CLI6005

Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu

Climate Change Mitigation and Adaptation

3

25

20

0

 

8

SIS6001

Nhập môn khoa học bền vững

Introduction to Sustainability Science

3

30

15

0

 

9

SIS 6002

Phương pháp nghiên cứu liên ngành

Methods in Interdisciplinary Research

3

25

20

0

 

10

CLI6006

Chính sách biến đổi khí hậu

Climate Change Policy

3

30

15

0

 

II.2

Các học phần tự chọn

9/39

 

 

 

 

11

CLI6007

Quản lí bền vững tài nguyên nước trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Sustainable Management of Water Resources in the context of Climate Change

3

25

20

0

 

12

CLI6008

Năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu

Renewable Energy and Climate Change

3

25

20

0

 

13

SUS6006

Sức khỏe và môi trường bền vững

Sustainable Health and Environment

3

30

15

0

 

14

SUS6008

Phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững

Sustainable Agriculture and Rural Development

3

25

20

0

 

15

HES6008

Bảo tồn và phát triển di sản trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Heritage Preservation and Development in the context of Climate Change

3

25

20

0

 

16

CLI6009

Kinh tế học của biến đổi khí hậu

The Economics of Climate Change

3

30

15

0

 

17

CLI6010

Thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng

Community-based Adaptation to Climate Change

3

25

20

0

 

18

CLI6011

Quản lí rủi ro thiên tai

Disaster Risk Management

3

30

15

0

 

19

UDM6004

Đô thị có sức chống chịu với biến đổi khí hậu

Urban Resilience to Climate Change

3

30

15

0

 

20

CLI6012

Qui hoạch sử dụng đất ứng phó với biến đổi khí hậu

Land Use Planning for Climate Change Response

3

25

20

0

 

21

CLI6013

Lồng ghép biến đổi khí hậu trong các kế hoạch phát triển

Integrating Climate Change into Development Plans

3

30

15

0

 

22

CLI6014

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong trong quan trắc, dự báo biến đổi khí hậu

Application of artificial intelligence in monitoring and forecasting climate change

3

25

20

0

 

23

CLI6015

Truyền thông về biến đổi khí hậu

Communication of Climate Change

3

25

20

0

 

III

Nghiên cứu khoa học

24

 

 

 

 

III.1

Chuyên đề nghiên cứu

12

 

 

 

 

24

SIS6201

Tổng quan tài liệu

Literature Review

3

30

15

0

 

25

SIS6202

Thiết kế nghiên cứu

Research Design

3

20

25

0

 

26

SIS6203

Thực địa liên ngành

Interdisciplinary Fieldwork

3

10

35

0

 

27

SIS6003

Thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu

Data Collection, Processing and Analysis

3

20

25

0

 

III.2

Luận văn thạc sĩ

12

 

 

 

 

28

SIS7202

Luận văn

Thesis

12

 

 

 

 

Tổng cộng

65

 

 

 

 

 

 

  • Xét tuyển thẳng (dựa trên hồ sơ của thí sinh): đối với thí sinh tốt nghiệp đại học chính quy loại Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các 5 CTĐT của ĐHQGHN có trong Danh mục các ngành phù hợp xét tuyển thẳng.
  • Xét tuyển (bao gồm đánh giá hồ sơ thí sinh và phỏng vấn thí sinh): đối với các thí sinh khác.
ĐỐI TƯỢNG TUYỂN SINH - XÉT TUYỂN

Nhóm 1: Nhóm thí sinh được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp và không phải học các học phần bổ sung, bao gồm các thí sinh tốt nghiệp ngành Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (mã ngành đào tạo thí điểm).

Nhóm 2: Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành, nhóm ngành Khoa học trái đất (74402), Khoa học môi trường (74403), Quản lý tài nguyên và môi trường (78501) được dự thi sau khi học bổ sung kiến thức gồm 03 học phần sau đây (08 tín chỉ):

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

Đơn vị chủ trì giảng dạy

1

Kinh tế học đại cương

03

Khoa Các khoa học liên ngành

2

Xã hội học đại cương

02

Khoa Các khoa học liên ngành

3

Con người và phát triển bền vững

03

Khoa Các khoa học liên ngành

Tổng

08

 

Nhóm 3: Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành, nhóm ngành Kinh tế học (73101), Quản lý nhà nước (7310205), Quan hệ quốc tế (7310206), Kinh doanh (73401), Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm (73402), Kế toán-Kiểm toán (73403), Quản trị - Quản lý (73404), Khác (73490), Luật (7380101), Luật kinh tế (7380107), Luật quốc tế (7380108), Kinh tế vận tải (7840104) được dự thi sau khi học bổ sung kiến thức gồm 03 học phần sau đây (08 tín chỉ):

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

Đơn vị chủ trì giảng dạy

1

Xã hội học đại cương

02

Khoa Các khoa học liên ngành

2

Khoa học Trái Đất và sự sống

03

Khoa Các khoa học liên ngành

3

Con người và phát triển bền vững

03

Khoa Các khoa học liên ngành

Tổng

08

 

Nhóm 4: Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành, nhóm ngành Xã hội học và Nhân học (73103), Tâm lý học (73104), Địa lý học (73105), Khu vực học (73106), Báo chí và truyền thông (73201), Du lịch (78101), Khách sạn, nhà hàng (78102), Khoa học giáo dục (71401), Sư phạm Địa lý (7140219), Sư phạm Lịch sử - Địa lý (7140249), Ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài (72202), Khác (72290), Công tác xã hội (77601), Di sản học (Mã ngành đào tạo thí điểm) được dự thi sau khi học bổ sung kiến thức gồm 03 học phần sau đây (09 tín chỉ):

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

Đơn vị chủ trì giảng dạy

1

Kinh tế học đại cương

03

Khoa Các khoa học liên ngành

2

Khoa học Trái Đất và sự sống

03

Khoa Các khoa học liên ngành

3

Con người và phát triển bền vững

03

Khoa Các khoa học liên ngành

Tổng

09

 

Nhóm 5: Thí sinh có bằng tốt nghiệp đại học các ngành, nhóm ngành Khoa học vật chất (74401), Sinh học ứng dụng (74202), Hệ thống thông tin (7480104), Trí tuệ nhân tạo (7480107), Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng (75101), Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường (75104), Kỹ thuật môi trường (7520320), Kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa (75205), Kỹ thuật mỏ (75206), Kiến trúc và quy hoạch (75801), Xây dựng (75802), Nông nghiệp (76201), Lâm nghiệp (76202), Thủy sản (76203), Y học dự phòng (7720110), Y tế công cộng (77207), Sư phạm Vật lý (7140211), Sư phạm Hóa học (7140212), Sư phạm Sinh học (7140213), Sư phạm Kỹ thuật công nghiệp (7140214), Sư phạm Kỹ thuật nông nghiệp (7140215), Sư phạm công nghệ (7140246), Sư phạm Khoa học tự nhiên (7140247), Quản trị đô thị thông minh và bền vững (Mã ngành đào tạo thí điểm) được dự thi sau khi học bổ sung kiến thức gồm 04 học phần sau đây (11 tín chỉ):

TT

Tên học phần

Số tín chỉ

Đơn vị chủ trì giảng dạy

1

Kinh tế học đại cương

03

Khoa Các khoa học liên ngành

2

Xã hội học đại cương

02

Khoa Các khoa học liên ngành

3

Khoa học Trái Đất và sự sống

03

Khoa Các khoa học liên ngành

4

Con người và phát triển bền vững

03

Khoa Các khoa học liên ngành

Tổng

11

 

Trường hợp trong bảng điểm ở bậc đại học của thí sinh có học phần trùng với các học phần bổ sung kiến thức thì sẽ được xem xét để miễn học bổ sung học phần đó.

CÁC TIN KHÁC