Tư vấn hướng nghiệp ngành Quản trị tài nguyên di sản

Cập nhật lúc 2023-04-03 01:34:38

Sáng ngày 14/03/2023, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức buổi tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên ngành Quản trị tài nguyên di sản. Buổi tư vấn có sự tham gia của các chuyên gia nổi tiếng trong lĩnh vực đã và đang thực chiến trực tiếp tại các khối nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ

Tham dự buổi tư vấn về phía Khoa gồm có: TS. Nguyễn Kiều Oanh - Phó chủ nhiệm khoa, các giảng viên tổ bộ môn Di sản học, các cán bộ Phòng Đào tạo, Phòng Tổ chức hành chính, Phòng Truyền thông và tuyển sinh cùng toàn thể các bạn sinh viên ngành Quản trị tài nguyên di sản. 

Về phía các chuyên gia gồm có: Ông Nguyễn Tuấn Khanh - Trưởng phòng UNESCO, Vụ Ngoại giao Văn hóa và UNESCO (Bộ ngoại giao); Bà Hoàng Trang - MC - Biên tập viên Đài truyền hình Việt Nam; Ông Nguyễn Trung Thành - Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt; Ông Nguyễn Ngọc Bích - Công ty Rustic Hospitality Group; Nhà báo Đinh Đức Hoàng - Phó Tổng giám đốc Trung tâm thông tin UNESCO; Nhà báo Phạm Gia Hiền - Trưởng Ban Phóng viên Tạp chí Ngày Nay; Ông Nguyễn Quốc Hoàng Anh - Nhà sáng lập, giám đốc nghệ thuật của dự án “Lên Ngàn”. 

TS. Nguyễn Kiều Oanh phát biểu đề dẫn

Phát biểu đề dẫn, Ts. Nguyễn Kiều Oanh cho biết đây là một trong những hoạt động thường niên giúp sinh viên hiểu rõ hơn về ngành học đặc biệt là vị trí việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Đồng thời là cơ hội để các bạn sinh viên lắng nghe, học hỏi, giao lưu cùng những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực di sản. Cô cũng khẳng định, đào tạo Di sản học tại Khoa được đào tạo liên ngành, liên lĩnh vực, không học lý thuyết suông. 

Các chuyên gia tại buổi tư vấn

Tại buổi tư vấn, các chuyên gia đều thống nhất quan điểm rằng lực lượng lao động chất lượng cao về di sản được đào tạo bài bản đang rất khan hiếm. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, nhân loại đang cố gắng gìn giữ, nâng niu những giá trị của quá khứ. 

Khi tiếp xúc với thuật ngữ “Quản trị tài nguyên di sản”, người nghe thường nghĩ đây là một ngành học khô khan và cơ hội nghề nghiệp hạn chế trong các bảo tàng, khu di tích, tuy nhiên thực tế được chứng minh hoàn toàn ngược lại. Sinh viên sau khi tốt nghiệp hoàn toàn có thể trở thành hướng dẫn viên du lịch, giám tuyển độc lập, truyền thông phóng viên, biên tập viên truyền hình, tham gia các dự án nghệ thuật, kinh doanh và khởi nghiệp lấy di sản là chất liệu chính. 

Ông Nguyễn Tuấn Khanh Khẳng định vị trí việc làm ngành Di sản rất đa dạng ở cả khối nhà nước và NGOs. 

Là một người trẻ theo đuổi lĩnh vực di sản, ông Nguyễn Quốc Hoàng Anh cho biết: “Học di sản là nắm giữ tri thức bản địa, chính các bạn sinh viên là những đại sứ thương hiệu quốc gia trong xu thế toàn cầu hóa văn hóa. Trong bối cảnh đó, ngoài những công việc truyền thống các bạn cũng có thể làm việc liên quan đến truyền thông, sáng tạo nội dung, quản lý các dự án nghệ thuật..”


Ông Nguyễn Quốc Hoàng Anh - Người trẻ theo đuổi di sản


Kể chuyện thương hiệu qua di sản được nhà báo Đinh Đức Hoàng chia sẻ

Theo Nhà báo Đinh Đức Hoàng: Hiện nay các thương hiệu sử dụng hình ảnh và câu chuyện di sản để làm chất liệu truyền thông là rất nhiều. Tuy nhiên, hiểu sâu và chính xác về chúng thì hầu hết rất ít thương hiệu làm được. Họ cần và rất cần những người am hiểu để kể câu chuyện thương hiệu từ di sản. 

Sinh viên bày tỏ những băn khoăn, thắc mắc

Trả lời cho câu hỏi: Sinh viên di sản cần chuẩn bị những gì cho tương lai? các chuyên gia đồng ý rằng; Nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất là học tập, tích lũy tri thức về ngành ngay từ trên ghế nhà trường. Đồng thời, tìm hiểu đam mê, sở thích của bản thân. Tiếp sau đó, sinh viên cần cải thiện kỹ năng giao tiếp, hội nhập và tư duy độc lập, phản biện đa chiều. Cuối cùng, với đặc thù ngành học thì ngoại ngữ là yếu tố cần thiết cần trau dồi đặc biệt là đối với các sinh viên theo hướng nghiên cứu về di sản. 


Bà Hoàng Trang - MC - BTV Đài truyền hình Việt Nam

 cho biết sinh viên di sản  hoàn toàn có thể trở thành phóng viên, BTV truyền hình 


Ông Nguyễn Trung Thành - Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt


 Ông Nguyễn Ngọc Bích - Công ty Rustic Hospitality Group

Nhà báo Phạm Gia Hiền - Trưởng Ban Phóng viên Tạp chí Ngày Nay

Ngoài việc tư vấn hướng nghiệp, tại chương trình này, các chuyên gia chia sẻ một số dự án, cơ hội thực tập, làm việc thực tế dành cho các bạn sinh viên như: Cộng tác viên (CTV) đồng hành cùng loạt dự án nghệ thuật của Lên ngàn diễn ra trong năm 2023, cơ hội thực tập tại UNESCO Việt Nam, làm việc tại Trung tâm Tinh hoa làng nghề Việt, cơ hội trở thành CTV các chương trình của S Việt Nam, Nét đẹp dân gian… 

Di sản luôn giữ vững vị trí trong xã hội hiện tại, các ngành học về Di sản đang là xu thế tất yếu. Hiện nay, Khoa Các khoa học liên ngành là đơn vị tiên phong và duy nhất ở Việt Nam đào tạo chuyên sâu ngành Di sản học với 03 trình độ từ cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Theo đuổi ngành học này với đam mê và cơ hội nghề nghiệp rộng mở là lựa chọn mới cho các sĩ tử. 

Một số hình ảnh buổi tư vấn

 

 

 

CÁC TIN KHÁC