Tổng kết hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học bộ môn Di sản học năm học 2022-2023

Cập nhật lúc 2023-10-25 20:56:15

Ngày 04/07/2023, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN tổ chức tổng kết hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học (NCKH) năm học 2022 - 2023 của tổ bộ môn Di sản học. Từ đó, Tổ bộ môn đưa ra phương hướng năm học 2023 - 2024, đánh giá và bình xét thi đua khen thưởng năm học 2022 - 2023.

Tham dự buổi tổng kết, Tổ bộ môn Di sản học (DSH) vinh dự đón tiếp PGS.TS Nguyễn Văn Hiệu - Bí thư Đảng bộ, Chủ nhiệm khoa Khoa Các khoa học liên ngành; TS. Nguyễn Kiều Oanh - Phó chủ nhiệm Khoa; cùng lãnh đạo các phòng ban của Khoa. Cùng toàn thể thầy cô, giảng viên tổ bộ môn DSH.

PGS. TS Nguyễn Thị Hiền - Tổ trưởng tổ bộ môn DSH điều hành buổi lễ và báo cáo các tổng kết hoạt động đào tạo và NCKH năm học 2022 - 2023; Một số thành tựu tiêu biểu kể đến như:

Về đội ngũ nhân sự: Hiện nay đội ngũ nhân lực của Tổ DH bao gồm 07 giảng viên cơ hữu và 01 giảng viên thỉnh giảng (trong đó có 03 PGS, 05 TS). Tham gia giảng dạy còn có các giảng viên có chuyên môn phù hợp ở Khoa và các cơ sở đào tạo ngoài Khoa. Cộng tác với các nhà nghiên cứu, quản lý, các chuyên gia ở các trường, Cục, Viện trong nước và quốc tế bố về việc mời chuyên gia giảng dạy, thực hiện các đề tài khoa học. Ngoài ra, hiện nay ngành di sản cũng có 03 chuyên gia quốc tế có uy tín ở Mỹ, Na Uy, và Hàn Quốc, giữ vị trí giảng viên kiêm nhiệm. 

Về công tác giảng dạy: Giảng viên bộ môn tham gia giảng dạy ở cả 3 bậc Cử nhân, Thạc sĩ và Tiến sĩ. Về chương trình gồm: cử nhân Quản trị tài nguyên di sản, thạc sĩ Di sản học, Tiến sĩ Di sản học. Với bậc đại học tổ bộ môn cố vấn cho 02 lớp Di sản luôn giúp đỡ các em sinh viên và định hướng học tập, hướng phát triển bản thân. 

Về công tác nghiên cứu khoa học: Tổ bộ môn có 07 bài báo quốc tế, 05 bài báo trong nước, 02 sách chuyên khảo. Đặc biệt, Tổ xây dựng và phát triển hệ thống đào tạo liên thông quốc tế như việc xây dựng mô hình đào tạo 2+2, 3+1, hoặc liên kết đào tạo sau đại học với một số trường đại học nổi tiếng ở châu Âu và châu Á (Đại học Quốc gia Hàn Quốc về di sản KNUCH) nhằm đưa ngành di sản của trở thành thành viên của một số mạng lưới giáo dục về di sản như mạng lưới giáo dục và bảo vệ di sản văn hóa, hay mạng lưới các đơn vị quản lý di sản ở châu Á.  Hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên cũng được thầy cô tổ bộ môn hỗ trợ nhiệt tình với nhiều nhóm sinh viên tham gia cùng các đề tài mới lạ hấp dẫn trong lĩnh vực Di sản học.

Về hoạt động Đảng, đoàn thể: Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt Đảng, đoàn thể, các hoạt động văn nghệ, thể thao, góp phần đạt thành tích cao của Khoa. Tổ bộ môn vinh dự có thành viên tham gia giải thể thao VNU và đạt giải nhất đồng đội. 

Dựa trên những thành tựu đạt được, Tổ bộ môn DSH đưa ra phương hướng đào tạo và NCKH năm học 2023-2024 với những con số cụ thể như: Tiếp tục gia tăng số lượng giảng viên cơ hữu, có chuyên môn về di sản hoặc liên quan, đặc biệt thu hút giảng viên có trình độ chuyên môn về trùng tu, bảo tồn di sản kiến trúc, di sản thiên nhiên. Số lượng giảng viên cơ hữu tăng lên 35-50% (12 giảng viên) để đáp ứng yêu cầu thành lập Khoa Di sản học. Đội ngũ giảng viên tích cực công bố đáp ứng tiêu chuẩn Giáo sư và Phó Giáo sư trong thời gian tới. 


 

Bên cạnh đó, tổ luôn định hướng phát triển đào tạo lấy phương châm lấy học viên làm trung tâm, gắn với thực tiễn đảm bảo các tiêu chuẩn đầu ra.

- Đảm bảo tuyển sinh đủ số lượng theo chỉ tiêu:

+ Cử nhân: 120-140 SV/năm học

+Thạc sĩ: 10-20 HV/Khóa

+ Tiến sĩ: 5-7 NCS/Khóa

Từ 2023-2025: hoàn thiện việc xây dựng hệ thống học liệu và những giáo trình cơ bản nhất của ngành (cụ thể là các giáo trình Nhập môn Di sản học, Quản lý Di sản, Bảo vệ và phát huy di sản phi vật thể…) từng bước nâng cao nội dung giảng dạy ở cả ba bậc cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ. Thường xuyên cập nhật bổ sung các tri thức mới của di sản học trên thế giới vào các hệ thống giáo trình, học liệu.

 Xây dựng nội dung và phát triển các khóa ngắn hạn về truyền thông di sản, quản lý di sản nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm trong lĩnh vực di sản; tăng cường đóng góp cả về khoa học và thực tiễn của ngành di sản cho sự phát triển của xã hội. Định hướng phát triển bộ môn trở thành một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng chính thức về di sản được quốc gia và UNESCO công nhận, cấp chứng chỉ

Tiếp lời Tổ bộ môn, PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu đã phát biểu ghi nhận những đóng góp của tổ trong hoạt động đào tạo và NCKH của Khoa nói chung và của ngành Quản trị tài nguyên di sản nói riêng. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, số lượng sinh viên ngày một tăng lên, Đ/C Nguyễn Văn Hiệu cũng chỉ ra những thách thức và đôn đốc các cán bộ, giảng viên của Bộ môn tiếp tục duy trì những thành tích đã có và phát triển hơn nữa về đội ngũ, chất lượng dạy học, củng cố vững chắc nền móng của tổ bộ môn; ứng biến linh hoạt trước những thử thách mới trên đà phát triển của Khoa. 

Cùng với đó, Đại diện lãnh đạo các phòng ban cũng lần lượt phát biểu ghi nhận về những thành tựu mà tổ bộ môn Di sản học đã đạt được đồng thời đề xuất các giải pháp trong việc phối hợp giữa phòng ban chức năng và tổ bộ môn để đảm bảo hiệu quả, năng suất, vì mục tiêu phát triển chung của Khoa. 

Cuối cùng, buổi tổng kết đã diễn ra thành công tốt đẹp, đội ngũ cán bộ giảng viên thấm nhuần triết lý “Làm chủ thế giới bằng tri thức liên ngành” của Khoa. Bất kỳ ai trong đội ngũ đều phấn đấu vì một mục tiêu chung phát triển Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN. 

 

CÁC TIN KHÁC