Cập nhật lúc 2023-12-10 17:00:00
Tọa đàm về dự án Nghê Văn Miếu – một thử nghiệm “sách vật lý số” là nơi gặp gỡ của các chuyên gia của 3 lĩnh vực: Công nghệ - Di sản - Nghệ thuật. Ở đó, công nghệ mở ra những hướng đi mới cho ngành xuất bản – khi thông tin không nhất thiết phải lưu trữ trong những tờ giấy, mà có thể gắn với bất kỳ sản phẩm nào.
“Con Nghê biến hóa rất đa dạng và không bao giờ chết cứng trong một khuôn mẫu“ - Tiến sĩ Trần Hậu Yên Thế (Giang viên Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN)
"Con Nghê" cũng là một linh vật quen thuộc trong văn hóa truyền thống Việt Nam. Chúng ta đã bắt gặp hình tượng Nghê tại các ngôi đền hay công trình cổ, Văn Miếu... Tuy nhiên, những hiểu biết về nó vẫn còn rất mơ hồ.
Hãy đến ngay Tọa đàm “Nghê nơi cửa Khổng sân Trình, cuộc đối thoại liên ngành của Công nghệ - Di sản và Nghệ thuật” để được nghe chia sẻ trực tiếp của TS. Trần Hậu Yên Thế nhằm hiểu hơn về Nghê
Đồng thời, tại tọa đàm sẽ đề cập đến "Sách vật lý số" qua sự trình bày của Ông Huy Nguyễn, CEO Phygital Labs, ủy viên BCH Hội tin học Việt Nam. Đây là Công nghệ mở ra những hướng đi mới cho ngành xuất bản – khi thông tin không nhất thiết phải lưu trữ trong những tờ giấy, mà có thể gắn với bất kỳ sản phẩm nào.
Bên cạnh đó, Nhà báo Đinh Đức Hoàng, Phó Tổng giám đốc - Trung tâm thông tin UNESCO (Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam) trình bày về vấn đề nghệ thuật ứng dụng: Tiếp cận tài nguyên mỹ thuật cổ dưới khía cạnh “vốn” cho sản xuất, kinh doanh - nhận ra nhiều khoảng cách có thể được lấp đầy bởi những thế hệ chuyên gia tương lai từ ĐHQG.
Dự án là kết quả hợp tác của ba thành viên:
- TS. Trần Hậu Yên Thế - giảng viên Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN
- Ông Huy Nguyễn, CEO Phygital Labs, ủy viên BCH Hội tin học Việt Nam
- Nhà báo Đinh Đức Hoàng, Phó Tổng giám đốc - Trung tâm thông tin UNESCO (Liên hiệp Các hội UNESCO Việt Nam)
- Điều phối: TS. Trần Hoài
Nghê Văn Miếu – một thử nghiệm “sách vật lý số”
Công nghệ mở ra những hướng đi mới cho ngành xuất bản – khi thông tin không nhất thiết phải lưu trữ trong những tờ giấy, mà có thể gắn với bất kỳ sản phẩm nào.
- CÔNG NGHỆ
Người ta thường ví, mỗi con người là một cuốn sách. Vậy mỗi đồ vật có thể trở thành một cuốn sách?
- Huy Nguyễn, CEO Phygital Labs, ủy viên BCH Hội tin học Việt Nam
Phygital Labs là một startup công nghệ được sáng lập bởi các cựu quản lý cấp cao của Google trở về nước sau 20 năm làm việc tại Mỹ.
Nhờ công nghệ “vật lý số” được phát triển bởi Phygital Labs, mỗi sản phẩm sẽ có đồng thời hai trạng thái tồn tại song song: một phiên bản vật lý, và một phiên bản số, độc bản không lặp lại. Công nghệ này mở ra những triển vọng mới trong xuất bản. Khi một vật có thể mang theo thông tin độc bản, cũng nghĩ là nó có thể trở thành một “cuốn sách”. Cuốn sách này có thể tồn tại dưới mọi dạng thức: một đôi giày, một chiếc cốc hay một bức tượng.
Trong thử nghiệm với Nghê Văn Miếu, “bên trong” tượng đồng là một cuốn sách được viết riêng bởi TS Trần Hậu Yên Thế về chính linh vật – chỉ có thể truy cập được bằng việc scan bản thân bức tượng.
- DI SẢN
Các biểu tượng cổ của Việt Nam thường được bàn đến trong các không gian thờ cúng. Nhưng chúng còn mang ý nghĩa nào trong những bối cảnh khác của người xưa, như không gian giáo dục?
- TS. Trần Hậu Yên Thế, Khoa Các khoa học liên ngành, ĐHQGHN
Suốt nhiều thế kỷ, người Việt đã hướng về Văn Miếu - Quốc Tử Giám để nguyện cầu những điều đẹp đẽ nhất, về tri thức, về sự nghiệp, về cơ hội được trở thành một con người tốt hơn, đóng góp nhiều hơn cho cộng đồng.
Nghê, sau nhiều thế kỷ canh giữ các không gian thiêng của người Việt Nam, trở thành một biểu tượng. Đó là hình ảnh mà người Việt gửi gắm sự tin tưởng vào lòng chính trực, nỗi khát khao về cái thiện, niềm hân hoan trước những điều tốt lành.
Hình ảnh Nghê ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám Thăng Long là một biểu tượng tập hợp những nét nghĩa thiện lành như thế.
- NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG
Bốn nghìn năm lịch sử để lại cho chúng ta một chuỗi quặng tài nguyên văn hóa khổng lồ, nhưng chúng đã trở thành vốn tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số?
- Đinh Đức Hoàng, PTGĐ Trung tâm Thông tin UNESCO
Nghê Văn Miếu, được đúc bằng đồng thau, theo nguyên mẫu của Nghê đang chầu trên cột tứ trụ của Văn Miếu - Quốc Tử Giám Thăng Long. Nghê Văn Miếu là một phiên bản riêng biệt, gắn với tên chủ sở hữu.
Đưa nghệ thuật của người xưa đi vào cuộc sống đương đại đòi hỏi những bước nào? Đó có đơn thuần là quá trình sao chép, hay cuộc khai thác từ mỏ quặng này đòi hỏi sự tham gia của các công nghệ mới, từ công nghệ vật liệu đến công nghệ xử lý dữ liệu.
Tiếp cận tài nguyên mỹ thuật cổ dưới khía cạnh “vốn” cho sản xuất, kinh doanh - nhận ra nhiều khoảng cách có thể được lấp đầy bởi những thế hệ chuyên gia tương lai từ ĐHQG.