Cập nhật lúc 2024-07-15 00:00:00
Tên đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng ngập mặn: Nghiên cứu trường hợp tại xã Phù Long huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng
1. Họ tên NCS: Phạm Thu Thuỷ
2. Giới tính: Nữ
3. Sinh ngày: 02/10/1983
4. Nơi sinh: Thái Bình
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3968/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2020 của Khoa Các khoa học liên ngành (nay là Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật).
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên luận án theo Quyết định số 38/QĐ-KHLN ngày 26/01/2022 của Khoa Các khoa học liên ngành và Quyết định số 125/QĐ-KHLNNT ngày 22/03/2024 của Hiệu trưởng Trường Khoa học liên ngành và nghệ thuật.
7. Tên đề tài luận án: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng ngập mặn: Nghiên cứu trường hợp tại xã Phù Long huyện Cát Hải thành phố Hải Phòng
8. Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu và Phát triển bền vững 9. Mã số: 9900201.01QTD
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lưu Quốc Đạt
2. TS. Nguyễn Đình Tiến
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá và xếp hạng được các dịch vụ môi trường rừng ngập mặn tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Xây dựng được mô hình và thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng và xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng ngập mặn của người dân tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Ước lượng được mức sẵn lòng chi trả trung bình cho dịch vụ môi trường rừng ngập mặn của người dân tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Đề xuất được một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng ngập mặn để phục hồi và bảo tồn rừng, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và phát triển bền vững rừng tại thành phố Hải Phòng.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả cho dịch vụ môi trường rừng ngập mặn của người dân tại xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Bên cạnh đó, các dịch vụ môi trường rừng ngập mặn là đối tượng trong bài toán xếp hạng dịch vụ.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về thời gian: Luận án sử dụng dữ liệu sơ cấp thu thập thông qua điều tra khảo sát tiến hành từ tháng 11/2021 đến tháng 8/2022. Các khuyến nghị, giải pháp được đề xuất áp dụng cho giai đoạn 2025 - 2030.
Phạm vi về không gian: Luận án giới hạn nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hành chính xã Phù Long, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Phạm vi về nội dung: Luận án giới hạn ở các yếu tố tác động trực tiếp bao gồm, nhóm các yếu tố tâm lý được phát triển trên cơ sở lý thuyết hành vi có kế hoạch mở rộng và các yếu tố nhân khẩu học, kinh tế xã hội. 05 dịch vụ môi trường rừng ngập mặn được lựa chọn đưa vào kịch bản chi trả dựa trên kết quả xếp hạng ưu tiên gồm: (i) Dịch vụ hấp thụ và lưu trữ khí nhà kính; (ii) dịch vụ duy trì đa dạng di truyền; (iii) dịch vụ kiểm soát các hiện tượng cực đoan; (iv) dịch vụ giải trí và du lịch (vẻ đẹp cảnh quan) và (v) dịch vụ môi trường sống cho các loài.
Đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận
Đề xuất được mô hình và thang đo các yếu tố ảnh hưởng tới sự sẵn lòng chi trả dịch vụ môi trường rừng dựa trên việc mở rộng lý thuyết hành vi có kế hoạch, kiến thức về môi trường là yếu tố bổ sung mới.
Xây dựng được mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn mới để đánh giá và xếp hạng các dịch vụ môi trường rừng ngập mặn.
Đề xuất được bộ tiêu chí về tiềm năng, lợi ích/ảnh hưởng và nhu cầu để đánh giá dịch vụ môi trường rừng ngập mặn theo 03 khía cạnh phát triển bền vững là kinh tế, xã hội và môi trường.
Về thực tiễn
Nhận diện kiến thức, nhu cầu và sự ủng hộ của người dân trong chi trả cho các lợi ích từ rừng ngập mặn. Thúc đẩy hành động phân phối kinh tế của cá nhân/hộ gia đình để đạt được những lợi ích liên quan tới rừng.
Kết quả của luận án là cơ sở giúp địa phương xây dựng và triển khai chính sách về chi trả cho dịch vụ môi trường rừng.
STT | Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án |
1 |
Pham Thu Thuy, Nguyen Thi Hue, Luu Quoc Dat (Accepted 12/2023, Online 3/2024). Households’ willingness-to-pay for mangrove environmental services: Evidence from Phu Long, Northeast Vietnam. Trees, Forests and People. 15, 100474, https://doi.org/10.1016/j.tfp.2023.100474 (WoS, Q1) |
2 |
Luu Quoc Dat, Shuo-Yan Chou, Pham Minh Tam, Nguyen Thi Hue, Pham Thu Thuy*(Submited 4/2023, Accepted 5/2024). Factors Influencing Residents’ Willingness to Pay for Mangrove Forest Environmental Services in Phu Long, Vietnam. SAGE (WoS (SSCI), Q1) |
3 |
Pham Thu Thuy, Ha Thao Vi, Nguyen Thi Hue (2023). Payments for environmental services in Mangrove Forests: A review and recommendations. Multidisciplinary Reviews, 6(4). https://doi.org/10.31893/multirev.2023040 (Scopus) |
4 |
Pham Thu Thuy*, Nguyen Thanh Tung, Luu Quoc Dat ((Accepted 14/9/2023)). Application of machine learning techniques to classify intention to pay for forest ecosystem services. Lecture Notes of the Institute for Computer Sciences, Social-Informatics and Telecommunications Engineering (EAI ICCASA 2023) (Scopus, Q4) |
CÁC TIN KHÁC