Thông tin luận án tiến sĩ nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Oanh

Cập nhật lúc 2024-09-24 00:00:00

Tên đề tài: Khôi phục lịch sử khí hậu khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên dựa trên vòng sinh trưởng cây

1. Họ tên NCS: Nguyễn Thị Oanh

2. Giới tính: Nữ

3. Sinh ngày: 20/01/1991

4. Nơi sinh: Nam Định

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3968/QĐ-ĐHQGHN ngày 18/12/2020 của Khoa Các khoa học liên ngành (nay là Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật).

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: Điều chỉnh tên luận án theo Quyết định số 449/QĐ-KHLN ngày 11/05/2023 của Khoa Các khoa học liên ngành.

7. Tên đề tài: Khôi phục lịch sử khí hậu khu vực Nam Trung Bộ - Tây Nguyên dựa trên vòng sinh trưởng cây

8. Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững

9. Mã số: 9900201.01QTD

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Vũ Văn Tích

                                                      2. TS. Brendan M. Buckley

11. Thời gian tổ chức Hội đồng:  8h30 ngày 25/10/2024 - Địa điểm: Phòng 403, nhà G7, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội

12. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Với mục tiêu xác định được hình thái khí hậu trong quá khứ hàng trăm năm thông qua khoảng thời gian biến động của nhiệt độ gắn với hình thái khí hậu tương ứng, xác định được các đợt hạn hán trong quá khứ tại khu vực nghiên cứu và so sánh, đánh giá được những đặc trưng khác biệt của khí hậu tại các vùng khác nhau ở Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên. Luận án tập trung vào đối tượng nghiên cứu bao gồm sự biến đổi của nhiệt độ khí hậu trong quá khứ tại hai vùng Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên và các vòng sinh trưởng cây Pơ-mu tại Quảng Nam và Thông năm lá tại Lâm Đồng ghi nhận (lưu trữ) ký ức về nhiệt độ vùng nghiên cứu.

Các kết quả của luận án đã góp phần cung cấp thông tin về chuỗi độ rộng vòng sinh trưởng cây chi tiết trong giai giai đoạn 2013- nay bằng phân tích độ rộng vòng sinh trưởng cây tiếp nối các dữ liệu các nghiên cứu trước đã nghiên cứu và công bố trước đây chỉ đến năm 2013. Việc này làm tăng độ tin cậy dựa trên chỉ số tương quan giữa các lõi trong cùng một cây và giữa các cây trong cùng khu vực. Luận án đã chỉ ra mối quan hệ giữa dữ liệu vòng sinh trưởng cây và dữ liệu thời tiết từ 1964 trở lại đây (đo đạc bởi các trạm khí tượng) góp phần làm sáng tỏ về dữ liệu của hai phương pháp, làm cơ sở cho việc suy luận ngược thời gian về trước những năm 1964 của nghiên cứu này. Cụ thể, nghiên cứu mối liên hệ giữa vòng sinh trưởng cây và đặc trưng khí hậu trên cơ sở phân tích hồi quy dữ liệu độ rộng vòng cây hai loài Pơ-mu tại Quảng Nam (675 năm) và Thông năm lá (279 năm) tại Lâm Đồng, minh chứng khả năng phục hồi thông tin nhiệt độ trong quá khứ với giá trị kiểm định ở mức tin cậy. Nghiên cứu đã so sánh các chuỗi dữ liệu nhiệt độ năm trong quá khứ trên 02 phương diện: không gian (tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Quảng Nam) và loài (Thông năm lá, Pơ-mu). Quá trình đối sánh đã đúc rút được mức độ nhạy cảm nhiệt độ của loài Pơ-mu có ưu thế trong việc mô hình hóa hơn Thông năm lá. Trong khi đó, kết quả phân hóa nhiệt độ theo không gian của khí hậu địa phương đạt được những đồng nhất tương đối tại một số thời đoạn, mở ra khả năng phục hồi các đặc trưng khí hậu tại nhiều khu vực khác nhau. Kết quả nghiên cứu đối sánh thông tin được phục hồi theo các loài và không gian trở thành tiền đề cho quá trình phân tích các thời điểm ổn định và bất ổn định của chuỗi dữ liệu khí hậu trong quá khứ.

Trên cơ sở đó, nghiên cứu tiến hành đối sánh và phát hiện các điểm thời tiết cực đoan (hạn hán) xảy ra trong quá khứ, phát hiện 4 đợt hạn hán quy mô khu vực Đông Nam Á bao gồm bao gồm hạn hán Strange Parallels Drought (1751-1757; 1760-1761); hạn hán East Indian Drought (1778-1789), hạn hán Victorian Drought I (1878-1879) và hạn hán Victorian Drought II (1888-1890). Nghiên cứu trở thành cơ sở khoa học để hỗ trợ quá trình phát hiện các thời điểm khởi phát của biến đổi khí hậu tại quy mô địa phương. Về mặt lý luận, luận án góp phần có được phương pháp luận khôi phục lịch sử biến đổi khí hậu trong quá khứ dựa vào vòng sinh trưởng thực vật nhạy cảm với các yếu tố khí hậu với đơn vị thời gian theo từng năm ở Việt Nam. Tạo lập được cơ sở dữ liệu về sự biến đổi của nhiệt độ trong quá khứ theo thời gian với đơn vị năm trong khu vực, phục vụ công tác dự báo biến đổi khí hậu và xác lập các xu thế biến đổi khí hậu cực đoan (hạn hán). Về mặt thực tiễn, luận án chỉ ra được các thông tin về khí hậu của khu vực và làm cơ sở phòng tránh tai biến khí hậu cực đoan trong phát triển kinh tế xã hội ở tương lai.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo (nếu có): Nghiên cứu các chỉ thị liên quan đến lượng mưa và lũ lụt dựa trên các số liệu về đồng vị bền trong các vòng sinh trưởng cây.

14. Các công trình công bố có liên quan đến luận án

[1] 2022. The effect of temperature and precipitation on the intra-annual radial growth of Fokiena Hodigsii in KonKaKinh National Park, VietNam. Proceeding of the 6th international conference VIETGEO, Hanoi Geoengineering 2022: Innovative Geosciences, Circular Economy and Sustainability, pp. 426-436.

[2] 2022. Nghiên cứu cổ khí hậu dựa trên vòng sinh trưởng cây dưới cách tiếp cận liên ngành. Sách Nghiên cứu liên ngành 2022. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. ISBN : 978-604-342-926-8, tr. 358-379.

[3] 2023. Dendrochronology for Labeling Heritage Trees Toward Green Tourism and Sustainable Development—A Case Study in Tay Giang District (Quang Nam, Vietnam). Contemporary Economic Issues in Asian Countries: Proceeding of CEIAC 2022, 2, 435-454. Springer, Singapore. https://doi.org/10.1007/978-981-99-0490-7_25, pp. 435-453.

[4] 2023. Quy trình định tuổi vòng sinh trưởng cây rừng phục vụ tái lập cổ khí hậu. Bằng độc quyền Giải pháp hữu ích số 3383 (số đơn 2-2022-00270) theo Quyết định cấp bằng số 76388/QĐ-SHTT ngày 03/10/2023.

[5] 2024. Reconstruction of temperature from AD 1800 based on tree rings at Bidoup Nui Ba National Park, Lam Dong province. Accepted of Proceeding of the 1th international conference on Green Transformation in the Climate Change Context, Hanoi GREEN 2024.

- Tóm tắt luận án

- Toàn văn luận án

- Thông tin luận án Tiếng Việt

- Thông tin luận án Tiếng Anh

CÁC TIN KHÁC