Cập nhật lúc 2024-12-24 00:00:00
Trong khoảng hai thập kỷ trở lại đây, sự mở rộng của thực hành sáng tạo, nghệ thuật cùng với xu thế phát triển của nền kinh tế sáng tạo và các lĩnh vực công nghiệp văn hóa sáng tạo trong khu vực và trên thế giới, liên ngành và khai phóng - những giá trị được xác lập từ thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương dần trở thành một trong những định hướng then chốt thúc đẩy các hoạt động giáo dục nghệ thuật theo xu hướng hiện đại và hội nhập quốc tế. Trong bối cảnh đó việc làm rõ truyền thống và triết lý của các thực hành sáng tạo, giáo dục nghệ thuật liên ngành và khai phóng trong nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam cũng như khả năng ứng dụng cho hoạt động thực hành và đào tạo nghệ thuật hiện nay trở thành một trong những nhu cầu cấp thiết.
Đây chính là những căn cứ quan trọng để Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “100 năm nghệ thuật Việt Nam từ góc nhìn liên ngành và khai phóng” nhân kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập Trường Mỹ thuật Đông Dương (1924 - 2024).
Hội thảo diễn ra vào ngày 26 tháng 12 năm 2024 tại Hội trường Ngụy Như Kon Tum và Hội trường Lê Văn Thiêm (19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội) với các tiểu ban sau:
Thời gian |
Nội dung |
|
08:00-08:30 |
Đón tiếp đại biểu |
|
08:30-10:00 |
PHIÊN KHAI MẠC |
|
08:30-08:40 |
Chủ tọa: PGS. TS. Nguyễn Văn Hiệu, PGS. T.S Nguyễn Việt Khôi Thư ký: Phạm Thị Hồng Nhung |
|
Diễn văn khai mạc |
||
08:40-08:55 |
Suy nghĩ về triết lý của giáo dục nghê thuật ở việt nam- nhìn từ người bên ngoài hê thống |
|
08:55-09:10 |
Từ Ban Kiến trúc Trường Mỹ thuật Đông Dương đến Trường Kiến trúc Đà Lạt, Trường Kiến trúc Sài Gòn: Lược sử và thế hệ kiến trúc sư tiền phong người Việt |
|
09:10-09:25 |
Minh định vị trí của giáo dục nghệ thuật trong hệ thống giáo dục đại học Đông Dương và Đại học Quốc gia |
|
09:25-09:40 |
Thảo luận |
|
09:40-09:50 |
Chụp ảnh lưu niệm |
|
09:50-10:00 |
Tiệc trà |
|
10:00-12:00 |
TIỂU BAN: KIẾN TRÚC VÀ NGHỆ THUẬT ỨNG DỤNG Ở VIỆT NAM: TỪ TRƯỜNG MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG NHÌN VỀ HÔM NAY Chủ tọa: TS. KTS. Lê Phước Anh, Trịnh Lữ Thư ký: Trần Minh Anh Phòng Hội thảo: Ngụy Như Kon Tum |
TIỂU BAN: NGHỆ THUẬT VÀ DI SẢN NGHỆ THUẬT TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN NAY
Chủ tọa: PGS. TS. Đặng Mai Anh, TS. Vũ Đường Luân Thư ký: Vũ Thiên Thủy Hiền Phòng Hội thảo: Lê Văn Thiêm |
10:00-10:15 |
Quan điểm của Họa sĩ Trịnh Hữu Ngọc về tính dân tộc trong thiết kế nội thất |
Nghệ thuật và di sản nghệ thuật từ góc nhìn khai phóng, liên ngành trong thực hành sáng tạo |
10:15-10:30 |
Bảo tồn di sản kiến trúc Hà Nội và hình thành Phong cách Kiến trúc Đông Dương: nhìn từ chương trình đào tạo khoa học đa ngành và nghệ thuật của Khoa Kiến trúc, Trường Mỹ thuật Đông Dương |
Cảm hứng từ tranh dân gian Kim hoàng trong thời trang Việt Nam đương đại |
Vai trò của nghệ thuật truyền thống dân gian trong tạo hình phim truyện, hoạt hình và tạo hình mỹ thuật Việt Nam |
||
10:30-10:45 |
Thực hành kiến trúc đương đại nhìn từ góc độ tư duy liên ngành |
Liên ngành và khai phóng trong đào tạo Mỹ thuật ứng dụng truyền thống |
10:45-11:00 |
Tính liên ngành và khai phóng trong chương trình đào tạo kiến trúc sư tại Đại học Quốc gia Hà Nội. |
Sự khai phóng trong nghệ thuật Thủ công mỹ nghệ truyền thống Việt Nam |
11:00-11:15 |
“Hồi sinh” không gian nghệ thuật tại công trình di sản trong dòng chảy tái thiết đô thị văn hóa Hà Nội |
Lịch sử ca trù - nhìn từ cuộc đời một số đào nương qua các thời kỳ |
11:15-11:30 |
Thảo luận |
Thảo luận |
12:00 |
Ăn trưa |
|
13:30-15:00 |
TIỂU BAN: TỪ SÁNG TẠO ĐẾN THƯƠNG MẠI, TIÊU DÙNG VĂN HÓA VÀ THỊ TRƯỜNG NGHỆ THUẬT Chủ tọa: PGS. TS. Đinh Hồng Hải, TS. Nguyễn Thu Thủy Thư ký: Vũ Thiên Thủy Hiền Phòng Hội thảo: Ngụy Như Kon Tum |
TIỂU BAN: MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ GIÁO DỤC NGHỆ THUẬT Chủ tọa: TS. Trần Yên Thế, TS. Vũ Thị Minh Hương Thư ký: Trần Minh Anh Phòng Hội thảo: Lê Văn Thiêm |
13:30-13:45 |
Thị trường mỹ thuật Việt Nam đang ở đâu? |
Giáo dục nghệ thuật chuyên nghiệp đầu thế kỷ XX ở Việt Nam, so sánh với Nhật Bản và Trung Hoa |
13:45-14:00 |
Tái diễn giải thị trường nghệ thuật: hệ giá trị, bước ngoặt chuyển dịch và hàng hóa |
Trường Mỹ thuật và Nghệ thuật Ứng dụng Đông Dương – Bước phát triển mới của mô hình giáo dục nghệ thuật đại học mang tính liên ngành và khai phóng đầu tiên ở Việt Nam vào nửa đầu thế kỷ XX |
14:00-14:15 |
Tính liên ngành trong tem bưu chính Việt Nam |
Trường Mỹ thuật Đông Dương và sự phát triển của Mỹ thuật Việt Nam Hiện đại với đời sống xã hội |
14:15-14:30 |
Nghệ thuật công cộng và xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch: Lý thuyết và thực tiễn tại Việt Nam |
Tranh Hàng Trống trong thiết kế bao bì: từ “Di sản” Hà Nội xưa đến chiến lược phát triển thương hiệu theo dòng chảy hội nhập quốc tế |
15:45-15:00 |
Thảo luận |
Thảo luận |
15:00-15:15 |
Tiệc trà |
|
15:15-16:45 |
TIỂU BAN: GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VỀ CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VÀ SÁNG TẠO Chủ tọa: PGS. TS. Phạm Quỳnh Phương, TS. Mai Thị Hạnh Thư ký: Trần Minh Anh Phòng Hội thảo: Ngụy Như Kon Tum |
TIỂU BAN: THỰC HÀNH NGHỆ THUẬT ĐƯƠNG ĐẠI, NHÌN TỪ TIẾP CẬN LIÊN NGÀNH Chủ tọa: Họa sĩ - Nhiếp ảnh gia – Giám tuyển độc lập Nguyễn Thế Sơn, ThS. NCS. Phạm Minh Quân Thư ký: Phạm Thị Hồng Nhung Phòng Hội thảo: Lê Văn Thiêm |
15:15-15:30 |
Đại học và những vai trò đa diện trong tương quan với công nghiệp văn hóa và sáng tạo: Một vài quan sát quốc tế |
Đa-thế giới nghệ thuật đương đại: Đa diện, đa điểm nhìn, đa nguyên |
15:30-15:45 |
Đổi mới giáo dục nghệ thuật thích ứng với Công nghiệp văn hóa ở Việt Nam |
Tính chất giao thoa đa thể loại, đa chiều kích của ngôn ngữ tích hợp trong nghệ thuật Đương Đại |
15:45-16:00 |
Đào tạo đồ họa công nghệ số gắn liền với công nghiệp văn hóa và sáng tạo ở Việt Nam |
Các phương pháp tiếp cận liên ngành trong hoạt động nghệ thuật của Vũ Dân Tân. |
16:00-16:15 |
Đào tạo văn hóa nghệ thuật ở trường văn hóa nghệ thuật quân đội và những đề xuất hướng tới phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam |
Tính liên ngành trong sáng tạo |
16:15-16:30 |
Đào tạo thạc sĩ công nghiệp văn hóa và sáng tạo: ý chí của cơ sở đào tạo, kỳ vọng của người học và phương pháp luận triển khai chương trình |
Đào tạo nghệ thuật đương đại: hướng tới tầm nhìn mới về sản xuất tri thức. |
16:30-16:45 |
Đào tạo công nghiệp văn hoá và sáng tạo trong bối cảnh mới: đổi mới nhận thức và giáo dục đại học |
Góc nhìn khai phóng trong đào tạo nghệ thuật thị giác, từ góc nhìn thực tiễn cá nhân. |
16:30-16:45 |
Thảo luận |
Thảo luận |
16:45 |
PHIÊN BẾ MẠC |
|
Diễn văn bế mạc |
Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật - Đại học Quốc gia Hà Nội trân trọng kính mời quý thầy cô, các bạn học viên, sinh viên và quý vị quan tâm tham gia Hội thảo: 100 năm nghệ thuật Việt Nam từ góc nhìn liên ngành và khai phóng diễn ra vào ngày 26 tháng 12 năm 2024 tại 19 Lê Thánh Tông, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Link đăng ký tham gia: https://bit.ly/hoithao100namnghethuatVietNam
Thông cáo báo chí xem tại đây.