Cập nhật lúc 2022-10-12 01:31:49
Kết quả này vừa công bố ngày 10/10/2022. Tác giả của công bố này vẫn là nhóm Metrics của giáo sư John P.A. Ioannidis và các cộng sự của Đại học Stanford của Hoa Kỳ nghiên cứu và công bố trên tạp chí PLoS Biology của Hoa Kỳ. Theo đó, tác giả đã dùng cơ sở dữ liệu của Scopus từ 1960 đến tháng 1/9/2022 trong hơn 7 triệu nhà khoa học và lọc ra nhóm 100 nghìn người có ảnh hưởng nhất. |
GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn Như những năm trước, nghiên cứu không có sự thay đổi trong công cụ đo lường và đánh giá khi nhóm nghiên cứu cập nhật cơ sở dữ liệu của hơn 100 nghìn nhà khoa học được trích dẫn nhiều nhất (từ nguồn dữ liệu của Scopus) và xếp hạng của họ dựa vào các tiêu chí quan trọng như: chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index; số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên - first author và tác giả liên hệ - corresponding author), và tác giả cuối cùng - last author. Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành). Theo bảng xếp hạng mới nhất vừa được cập nhật công bố ngày 10/10/2022, trong số các nhà khoa học Việt Nam cơ hữu đang công tác thường xuyên trong nước, có 2 nhà khoa học có mặt trong bảng xếp hạng trong nhóm 10 nghìn thế giới và 34 nhà khoa học trong nhóm 100 nghìn nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong năm 2022. 2 nhà khoa học xếp hạng cao trong nhóm 10 nghìn thế giới là GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn, đều từ Đại học Quốc gia Hà Nội. Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, PGS.TS Lê Hoàng Sơn xếp hạng 5817 và vị trí 222 trong lĩnh vực CNTT và Truyền thông, GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, xếp hạng 7455 và vị trí 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering. Như vậy GS Nguyễn Đình Đức và PGS Lê Hoàng Sơn có mặt trong nhóm 10 nghìn nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong 4 năm liên tiếp từ 2019 đến nay. Trong danh sách 34 nhà khoa học Việt Nam trong nhóm 100 nghìn công bố năm nay, ngoài 2 nhà khoa học trên còn có GS. Nguyễn Đức Khương (Cộng hòa Pháp) là giáo sư thỉnh giảng của ĐHQGHN ở có mặt vị trí 41.090. Dưới đây là 34 nhà khoa học Việt Nam trong nhóm 10: GS. Nguyễn Xuân Hùng – Trường ĐH Công nghệ Hồ Chí Minh (HUTECH), hạng 10,221 thế giới; TS. Huỳnh Lưu Đức Toàn – Trường ĐH Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, hạng 11,474 thế giới); PGS. Trần Xuân Bách – Trường ĐH Y Hà Nội, hạng 12,132 thế giới; TS. Trần Nguyễn Hải - Trường ĐH Duy Tân, hạng 13,713 thế giới; TS. Hoàng Nhật Đức - Trường ĐH Duy Tân, hạng 15,072 thế giới; PGS. Hoàng Anh Tuấn – Trường ĐH Công nghệ Hồ Chí Minh (HUTECH), hạng 17,415 thế giới; GS. Võ Xuân Vinh – Trường ĐH Kinh Tế thành phố Hồ Chí Minh, hạng 17,819 thế giới; TS. Đặng Văn Hiếu – Trường ĐH Thăng Long, hạng: 20,384 thế giới; TS. Vũ Quang Bách – Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hạng: 30,160 thế giới; TS. Nguyễn Hoàng – Trường ĐH Mỏ Địa Chất, hạng: 37,366 thế giới; PGS. Phạm Văn Hùng – ĐH Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, hạng: 40,746 thế giới; TS. Thái Hoàng Chiến – Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hạng: 40,814 thế giới; TS. Phạm Thái Bình – Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hạng: 45,887 thế giới; PGS. Trần Quang Trung – ĐH Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, hạng 47,614 thế giới; TS. Lê Thái Hà – Trường ĐH Fulbright Việt Nam, hạng: 49,666 thế giới; PGS. Nguyễn Thời Trung – Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hạng: 50,785 thế giới; TS. Nguyễn Trung Thắng– Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hạng: 60,773 thế giới; TS. Vương Quân Hoàng – Trường ĐH Phenikaa, hạng: 61,452 thế giới; TS. Đào Văn Dương – Trường ĐH Phenikaa, hạng: 61,711 thế giới; TS. Lê Hoàng Phong – Trường ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, hạng: 63,146 thế giới; TS. Nguyễn Minh Khai – Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn, hạng: 63,176 thế giới; TS. Chu Đình Tới – Đại Học Quốc Gia Hà Nội, chuyên ngành: Y Sinh (Hạng: 66,906 thế giới); TS. Nguyễn Trương Khang – Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hạng: 68,242 thế giới; TS. Nguyễn Văn Huy – Trường ĐH Bình Dương, hạng: 68,635 thế giới; GS. Hoàng Văn Minh – Trường ĐH Y tế Công Cộng, hạng: 69,143 thế giới; TS. Đặng Nam – Trường ĐH Duy Tân, hạng: 71,266 thế giới; TS. Phùng Văn Phúc – Trường ĐH Công nghệ Hồ Chí Minh (HUTECH), hạng: 73,688 thế giới; GS. Nguyễn Minh Thọ - Viện Khoa học Tính toán và Công nghệ, hạng: 76,119 thế giới; TS. Phạm Việt Thành – Trường ĐH Tôn Đức Thắng, hạng: 80,632 thế giới; TS. Nguyễn Trung Kiên, Trường ĐH Công nghệ Hồ Chí Minh (HUTECH), hạng: 83,815 thế giới; TS. Dương Việt Thông – Trường ĐH Thủ Dầu Một, hạng: 84,909 thế giới; TS. Võ Đại Việt – Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, hạng: 93,438 thế giới. Trong bảng xếp hạng này cũng có mặt của nhiều nhà khoa học có tên tuổi hàng đầu của Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, có thể kể đến như GS. Ngô Đức Tuấn (The University of Melbourne, Úc: 10.825); PGS. Bùi Quốc Tính (ĐH Công nghệ Tokyo, Nhật Bản: 15.396); GS. Nguyễn Văn Tuấn (Úc, 24.354); GS. Duc Truong Pham (University of Birmingham, UK) -39247); GS. Nguyễn Đức Khương (CH Pháp, thỉnh giảng của ĐHQGHN: 41.090); GS Nguyễn Thục Quyên: (The University of California, Hoa Kỳ: 52.228 thế giới). Đặc biệt, năm nay có 6 nhà khoa học Việt Nam cơ hữu trong nước được xướng tên trong bảng xếp hạng 100 nghìn nhà khoa học được xếp hạng ảnh hưởng thế giới theo thành tựu trọn đời, là GS. Nguyễn Minh Thọ - Viện Khoa học Tính toán và Công nghệ; GS. Nguyễn Xuân Hùng – Trường ĐH Công nghệ Hồ Chí Minh (HUTECH); GS. Nguyễn Đình Đức – Đại Học Quốc Gia Hà Nội; PGS. Lê Hoàng Sơn – Đại Học Quốc Gia Hà Nội; cố GS. Hoàng Tụy (đã mất) – Viện Toán học, Viện HL Khoa học và Công nghệ Việt Nam; GS Nguyễn Bá Ân – Viện Vật Lý, Viện HL Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Những kết quả đáng tự hào này một lần nữa tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học và khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với trình độ và các hương nghiên cứu tiên tiến của thế giới. Nguồn, dựa trên công bố "Updated science-wide author databases of standardized citation indicators" ngày 10.10. 2022 của John P.A. Ioannidis và các cộng sự: https://elsevier.digitalcommonsdata.com/datasets/btchxktzyw/4?fbclid=IwAR2y3zLZLRQXi3HI5drOXdS5LqHR0SUclUvTrIObd76IGXlLFT-Ka4oXqI0 |