Nhìn lại thành tựu và sự kiện VNU-SIS năm 2023: Dấu ấn VNU-SIS 2023

Cập nhật lúc 2024-01-02 17:00:00

Khoa Các khoa học liên ngành trân trọng giới thiệu tới quý độc giả các thành tựu và sự kiện tiêu biểu của Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội trong năm 2023 vừa qua.

Năm 2023, Khoa Các khoa học liên ngành (VNU-SIS) đã chính thức được giao nhiệm vụ đào tạo các chương trình thuộc lĩnh vực nghệ thuật sáng tạo, dựa trên nền tảng truyền thống liên ngành của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trải qua quá trình phấn đấu không ngừng, VNU-SIS đã và đang khẳng định vị thế tiên phong của mình trong công tác thúc đẩy đào tạo lĩnh vực công nghiệp văn hóa và sáng tạo với phương châm liên ngành - đồng hành với doanh nghiệp.

1. Kiện toàn Ban chủ nhiệm Khoa:

Ngày 20/09/2023, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) đã tổ chức lễ công bố quyết định về công tác nhân sự, trong đó bổ nhiệm hai Phó Chủ nhiệm Khoa của Khoa Các khoa học liên ngành.

https://sis.vnu.edu.vn/le-bo-nhiem-chuc-danh-pho-chu-nhiem-khoa-cac-khoa-hoc-lien-nganh-dhqghn?category_id=4

2. Xây dựng đội ngũ chất lượng cao

  • Trong năm 2023, Khoa đã thu hút, tuyển dụng đội ngũ 24 giảng viên/nhà khoa học chất lượng cao về công tác, trong đó:

Giảng viên có trình độ tiến sĩ ở khoa chiếm: 72%
Tỉ lệ cán bộ giảng dạy/tổng số cán bộ là: 68%

  • Nhiều danh hiệu cao quý được Đại học Quốc gia Hà Nội vinh danh:

01 Giảng viên cao cấp nhận học hàm Giáo sư

02 nhà giáo nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển ĐHQGHN”

02 Nhà giáo tiêu biểu ĐHQGHN của năm 2023

01 Nhà giáo đổi mới sáng tạo ĐHQGHN năm 2023

01 Nhà giáo đạt Giải B - Giải thưởng Sách quốc gia năm 2023

3. Tiên phong thúc đẩy đào tạo trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa và sáng tạo; Xây dựng và tuyển sinh thành công ngành mới năm 2023 - Cử nhân Thiết kế sáng tạo

CTĐT Thiết kế sáng tạo (3 chuyên ngành): Đồ họa công nghệ số; Thời trang và sáng tạo; Thiết kế nội thất bền vững) tuyển sinh đặc thù theo phương thức thi năng khiếu - đánh giá năng lực sáng tạo thông qua bài vẽ và phỏng vấn. Việc ra mắt chương trình Thiết kế sáng tạo góp phần đưa ĐHQGHN trở thành một trung tâm nghệ thuật và sáng tạo, dẫn dắt những xu hướng tiên phong ở Việt Nam và khu vực trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo.

4. Tăng quy mô đào tạo

  • Đưa gần 600 sinh viên năm nhất đến học tập tại Đại học Quốc gia Hà Nội cơ sở Hòa Lạc;
  • Tăng quy mô đào tạo đại học từ 633 sinh viên năm học 2022-2023 lên 1388 sinh viên năm học 2023-2024; 
  • Trong năm học 2022-2023, Khoa tổ chức đào tạo 2 khóa cao học của 4 chuyên ngành với 110 học viên và 10 nghiên cứu sinh của 3 khóa đào tạo thuộc chuyên ngành Biến đổi khí hậu và phát triển bền vững; CTĐT Tiến sĩ Di sản học được ra mắt và ngay trong năm đầu tiên tuyển sinh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều thí sinh (6 NCS trúng tuyển). Trong 2 đợt tuyển sinh, đã có gần 20 lượt thí sinh tham gia học bổ sung kiến thức đầu vào và có 6 thí sinh trúng tuyển cho khóa đầu tiên; Tuyển sinh NCS cả năm của Khoa đạt 11 người (tăng mạnh so với các kì tuyển sinh trước đó);

5. Nâng tầm hoạt động Khoa học công nghệ

  • 02 bằng giải pháp hữu ích được cấp.
  • 03 đơn đăng ký bằng độc quyền sáng chế đã được chấp nhận.
  • 44 công bố quốc tế, tăng gấp gần 3 lần so với năm học 2022-2023, trong đó 29 bài thuộc các tạp chí Q1/Q2, tăng 25% so với chỉ tiêu KPI, tăng gần 3 lần so với công bố năm 2022.

6. Nâng cao chất lượng hoạt động Nghiên cứu khoa học

  • 03 nhóm nghiên cứu mạnh cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.
    • Nhóm “Kỹ thuật hạt nhân trong nghiên cứu môi trường và bảo vệ sức khỏe”
    • Nhóm “Kỹ thuật hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu”
    • Nhóm “Nghiên cứu mô hình và chính sách nông nghiệp thông minh”
  • 03 nhóm nghiên cứu mạnh cấp Khoa:
    • Nhóm “Truyền thông và văn hóa đương đại”
    • Nhóm “Di sản và phát triển”
    • Nhóm “Quy hoạch phát triển không gian lãnh thổ bền vững”
  • Phát động phong trào nghiên cứu khoa học sinh viên với sự tham gia của gần sinh viên với đề tài.
  • 01 nhóm sinh viên đạt giải nhì Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Đẩy mạnh tổ chức hội thảo và tọa đàm:

  • 20 Tọa đàm và workshop
  • 01 Hội thảo khoa học quốc tế về Nghệ thuật Chèo 

8. Đa dạng hóa hoạt động hợp tác trong nước và quốc tế

  • Ký kết và triển khai hoạt động hợp tác với hơn 40 đối tác trong đó có nhiều doanh nghiệp và thương hiệu lớn của nhiều lĩnh vực thương hiệu, giải trí, sự kiện, thiết kế sáng tạo…: Canifa, Giovani, Ivy Moda, Bitis, Browear, Woolmark (lĩnh vực thời trang); Vietceramic, An Cường, Minh Long, Hà My, Paris Stone, Cariny, Rạng Đông (lĩnh vực nội thất), S-Group (lĩnh vực đô thị, Unikom, Sunteco(lĩnh vực công nghệ), Misa (lĩnh vực quản trị), Jaxtina, Edulightenghup (lĩnh vực giáo dục), ESCA (thể thao điện tử), Ngọc Việt (giải trí)...
  • Làm việc và xây dựng kế hoạch hợp tác đào tạo và nghiên cứu với một số đối tác quốc tế Đại học Placky (Cộng hòa Séc), Học viện Nghệ thuật Hoàng gia Bỉ tại Anwept (Bỉ), Đại học Sungkyungwan, Đại học Honggik (Hàn Quốc), Đại học Middelsex (Anh), Đại học Sư phạm Vân Nam, Học viện Hồng Hà, Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh, Đại học Vịnh Bắc Bộ, Học viện Bách Sắc (Trung Quốc), Đại học Virginia, Đại học Troy, Đại học Bách khoa Virginia (Hoa Kỳ);
  • Phát triển chương trình đào tạo Việt Nam học và tiếng Việt cho sinh viên của các đối tác quốc tế và đã thu hút 107 sinh viên quốc tế theo học;
  • Chương trình thu hút nghiên cứu sinh và học giả quốc tế thăm viếng với 8 nghiên cứu sinh và học giả đến từ các trường hàng đầu thế giới như Đại học Thanh Hoa, Đại học Nam Kinh (Trung Quốc), Đại học Minesota, Đại học New York (Hoa Kỳ), Đại học Waseda, Đại học Kansai (Nhật Bản).

9. Ghi dấu ấn với các sự kiện

  • SIS uniform Fashion and Music - SUFM.
  • Giải bóng đá SIS Football Championship.
  • WOWSIS of Splendor.
  • Ra mắt 3 CLB: CLB Thể thao (SSC), CLB Thời trang (FOS) và CLB Nội thất - Kiến trúc (SDO), nâng tổng số CLB lên thành 9.
  • Giải nhất thể thao toàn đoàn cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Giải ba cuộc thi quốc tế “3 phút truyền cảm hứng về phát triển bền vững" được tổ chức bởi Đại học Osaka Nhật Bản.

10. Phát triển khoa học liên ngành và nghệ thuật

  • Tổ chức thành công triển lãm nghệ thuật “Dòng chảy kết nối” (Connection flow) - nằm trong chuỗi sự kiện Hưởng ứng 30 năm ngày Chính phủ ban hành nghị định về Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • Là sự kiện liên ngành - nghệ thuật độc đáo lần đầu tiên có tại Đại học Quốc gia Hà Nội, đặt dấu mốc cho sự phát triển của Khoa Các khoa học liên ngành và định hướng phát triển nghệ thuật sáng tạo, dựa trên nền tảng truyền thống liên ngành trong Đại học Quốc gia Hà Nội.

 

CÁC TIN KHÁC